Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

20 LỖI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG MÁY TÍNH

1. Lỏng hoặc chết Ram

Kinh nghiệm kiểm tramáy liên tục kêu …tit..tit.. một quãng dài. Tiếng kêu này báo hiệu là hệ thống không tìm thấy Ram đâu cả.

Khắc phục:
 Tháo Ram ra cắm lại cho chắc chắn. Nếu vẫn còn bị thì tháo Ram ra làm sạch khe cắm Ram, riêng với Ram có thể dùng xăng hoặc cục gôm làm sạch phần tiếp xúc của Ram vào khe cắm vào mainboard. Nếu làm cả hai trường hợp trên mà không được thì rất có thể Ram đã bị chết, cách tốt nhất là chúng ta đem đi bảo hành hoặc mua Ram mới.

2. Lỗi do quạt CPU

Kinh nghiệm kiểm tra:
 Khởi động máy vẫn lên hệ điều hành và chạy bình thường. Nhưng chạy được một lúc tự nhiên màn hình bị đơ không thể điều khiển được. Khởi động máy lại cũng chạy được một lúc rồi bị y như cũ. Lúc này có thể khẳng định rằng quạt CPU của máy đang gặp trục trặc.


Khắc phục: 
Để xử lý sự cố này chúng ta nhanh chóng mở máy ra kiểm tra lại chân cắm nguồn của quạt CPU, làm vệ sinh cho quạt sạch sẽ, tra thêm ít dầu máy vào để tạo nên độ nhạy. Trường hợp quạt vẫn không quay trở lại thì cách tốt nhất là chúng ta nên thay quạt cho máy tính.


    
3. Phù tụ Mainboard

Kinh nghiệm kiểm tra:
 Hiện tượng máy hay treo giữa chừng (màn hình đứng cứng không làm gì được, thậm chí nút Reset cũng không tác dụng, chỉ có rút điện nguồn mới OK) máy chạy không ổn định, chập chờn. Mở máy ra quan sát trên mainboard thấy các tụ điện bị phồng lên, có thể khẳng định rằng máy đang bị phù tụ

Khắc phục: 
Nếu mainboard bị phù tụ thì cách tốt nhất người dùng đem máy ra các trung tâm sữa chữa vi tính để sữa chữa. Nếu có kiến thức về điện tử có thể ra mua tụ về thay thế, còn không thì nên để các chuyên gia làm công việc này.

4. Pin Bios bị hỏng

Kinh nghiệm kiểm tra:
Khởi động máy hệ điều hành không chịu lên, hoặc vào hệ điều hành thì thấy ngày tháng cách đó cả thập kỉ trước. Chỉnh lại ngày tháng trong CMOS nhưng khi tắt nguồn hoặc cúp điện xong mở lên lại trở về như cũ. Lúc này pin Bios đã bị hư.


Khắc phục: Một cách khá đơn giản là chúng ta mở máy ra tìm cục pin hình tròn giống pin đồng hồ điện tử nhưng to hơn một chút tháo bỏ. Chạy ra cửa hàng vi tính mua một viên pin mới để thay vào, sau đó tiến hành vào CMOS để chỉnh lại ngày tháng ở thời điểm hiện tại.

5. Bad ổ cứng

Kinh nghiệm kiểm tra:
- Trong lúc đang cài đặt Windows hệ thống bị treo mà không hề xuất hiện một thông báo lỗi nào (đĩa cài đặt Windows vẫn còn tốt), mặc dù vẫn có thể dùng Partition Magic phân vùng cho HDD một cách bình thường.
- Tiến hành Fdisk thì báo lỗi "nofixed disk present" nên không thể thực hiện được. Đang Fdisk máy bị treo giữa chừng. Format ổ cứng thì máy báo lỗi Badtrack 0 và không cho format. Đang chạy bất kì ứng dụng nào, nhận được một câu thông báo như ‘Error reading data on dirver C:, Retry, Abort, Ignore, fail?’ Hoặc ‘A serious error occur when reading driver C:, Retry or Abort?’.
- Khi chạy Scandisk hay NDD (Norton Disk Doctor) hay bất kỳ phần mềm kiểm tra bề mặt đĩa (surface scan) nào, ta sẽ gặp rất nhiều bad sector.


Khắc phục : 
Dùng các chương trình trong đĩa Hiren’s Boot để xử lý.
- Cách 1: Dùng Norton Disk Doctor và partition Magic kiểm tra và cắt bỏ chỗ bad.
Đầu tiên khởi động từ đĩa Hiren’s Boot, ở menu của chương trình chọn mục6. Hard Disk Tools, chọn tiếp 6. Norton Utilities, chọn 1.Norton Disk Doctor. Xác định chỗ bad bằng NDD, sau đó tiến hành chạy chương trình Partition Magic cắt bỏ phần bị bad bằng cách đặt partition chứa đoạn hỏng đó thành Hide Partition.
Ví dụ: khoảng bị bad từ 6.3GB đến 6.6GB, bạn chia lại partition, chọn partition C đến 6GB, partition D bắt đầu từ 7GB, cứ như thế bạn tiến hành loại bỏ hết hẳn phần bị bad.
Cách này sử dụng rất hiệu quả tuy nhiên nó chỉ khắc phục khi đĩa cứng của bạn có số lượng bad thấp.
- Cách 2: dùng chương trình HDD Regenerator.
Các nhà sản xuất luôn để dự phòng một số sector trên mỗi track hoặc cylinder, và thực chất kích thước thực của sector vẫn lớn hơn 512bytes rất nhiều (tùy loại hãng đĩa). Như thế nếu như số sector bị bad ít hơn số dự phòng còn tốt thì lúc này có thể HDD Regenerator sẽ lấy những sector dự phòng còn tốt đắp qua thay cho sector bị hư ổ cứng sẽ hoạt động tốt trở lại. Nếu lượng sector dự phòng ổ cứng ít hơn thì ổ cứng sẽ còn bị bad một ít thì có thể trở lại dùng Cách 1.
Cách thực hiện:
Khởi động hệ thống từ đĩa Hiren’s Boot. Cửa sổ đầu tiên xuất hiện, chọn6.Hard Disk Tools, chọn tiếp 2. HDD Regenerator, bấm phím bất kì để xác nhận. Kế đến ở dòng ‘Starting sector (leave 0 to scan from the beginning)’ gõ vào dung lượng lớn nhất hiện có của HDD, gõ xong bấm Enter để chương trình thực hiện. Thời gian chờ, tùy thuộc vào dung lượng đĩa và số lượng bad.

6. Khi khởi động máy xuất hiện tiếng “bip”

Kinh nghiệm kiểm tra & cách khắc phục:

Tiếng bíp
Tình trạng hệ thống
1 ngắn
Ổn định
1 dài 1 ngắn
RAM bị lỗi
1 dài 2 ngắn
Card màn hình bị lỗi
Dài liên tục
RAM không được gắn đúng
Ngắn liên tục
Bộ cấp nguồn bị lỗi hay bị quá nhiệt
- Trong trường hợp RAM bị lỗi, thường là do lâu ngày bị bám bụi bẩn nên các khe RAM tại chỗ tiếp xúc bị dơ hoặc cũng có thể thanh RAM bị hỏng do một số lý do nào đó. Bạn hãy tắt máy và tháo lần lượt từng thanh RAM ra và xem chúng có bị cháy hay hỏng không. Bạn hãy thử dùng một cục tẩy chùi sạch chỗ tiếp xúc trên thanh RAM sau đó dùng một cọ nhỏ và một bình xịt nhớt RP7 để làm sạch khe RAM, cách làm là bạn dùng bình xịt phun một lớp dầu lên một bàn chải rồi nhẹ nhàng chà lên khe RAM, do đặc tính ăn mòn nhẹ của RP7 sẽ lấy đi đáng kể những bụi bẩn hay do bị oxy hóa. Xong bạn lắp lại và bật máy để xem có hoạt động bình thường không. Nếu chưa thì bạn nên thay bằng một thanh RAM khác xem sao.
- Đôi khi chúng ta cũng gặp thông báo lỗi card màn hình. Điều này có thể do card màn hình bị hỏng, chỗ tiếp xúc không tốt hay do bị lỏng đầu cắm và thường đi kèm với hiện tượng màn hình không hiển thị hình ảnh. Bạn hãy thử siết hai ốc chỗ đầu cắm từ màn hình vào card màn hình xem sao. Nếu vẫn chưa được thì bạn xem lại card đã được gắn chặt vào khe hay chưa. Hãy thử thay bằng một card mà bạn biết là nó vẫn sử dụng tốt. Nếu sau khi thay thế bằng một card màn hình khác mà hệ thống hoạt động ổn định thì tốt nhất bạn nên mua một card mới.

- Cuối cùng là trường hợp lỗi bộ cấp nguồn hoặc do hệ thống bị quá nhiệt, trước hết chúng ta cần kiểm tra lại các đầu cắm từ bộ cấp nguồn đến bo mạch xem đã được gắn chặt hay chưa. Nếu máy báo lỗi thì bạn hãy thử thay bộ cấp nguồn hoặc vào BIOS để kiểm tra nhiệt độ CPU. Nếu nhiệt độ của CPU cao hơn mức 50 độ C thì bạn cần kiểm tra lại hệ thống quạt của CPU và của thùng máy. Hãy xem các lỗ thông gió có bị bẩn hay không. Nếu có, bạn cần tiến hành làm sạch bụi. Ngoài ra cũng có thể do máy tính đặt gần một nguồn nhiệt nào đó. Bạn hãy thử mang nguồn nhiệt sang chỗ khác xem sao.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết được thêm một số kinh nghiệm để nhận biết lỗi của máy tính và cách khắc phục chúng.

7. Lỗi máy Restart lại liên tục

Kinh nghiệm kiểm tra:
Máy tính của bạn bị tình trạng tự động khởi động lại sau một vài phút sử dụng? Trường hợp này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, bạn cần phải thử nghiệm trên phần mềm lẫn phần cứng để có thể tìm ra nguyên nhân và khắc phục:

khắc phục:
1. Ổ cứng bị lỗi vật lý (bad).
Khi bị lỗi này, có thể chương trình bạn đang chạy một số tập tin nằm trong vùng bị lỗi thì máy sẽ khởi động lại. Ngoài ra, Card màn hình, RAM gắn lỏng lẻo cũng có thể gây ra tình trạng tương tự, tuy nhiên thường thì chúng sẽ xuất hiện màn hình “xanh” báo lỗi.
* Cách giải quyết: Vào Windows Explorer, chọn ổ đĩa cài đặt hệ thống, thường là ổ C, phải chuột, chọn Properties, chọn thẻ Tools, sau đó click vào Check Now ở phần Error-checking để kiểm tra lỗi đĩa. Có thể sử dụng các phần mềm cao cấp từ các hãng thứ 3 để việc kiểm tra và xử lý được chuyên nghiệp hơn như RepairDisk Manager của Raxco.
Bạn cần sao lưu lại dữ liệu trong trường hợp này, vì đó cũng là tín hiệu của ổ cứng sắp đến giới hạn “tuổi thọ”.

2. Nhiệt độ trong thùng máy quá nóng
- Có thể do quạt của CPU đã hỏng bạn cần kiểm tra lại, vì đây là nguyên nhân rất nguy hiểm có thể gây hư hỏng hệ thống phần cứng.
- Gắn thêm các quạt trong case hoặc bộ làm mát bằng nước.
- Để máy ở chỗ thoáng mát sẽ làm tăng tuổi thọ các thiết bị trong hệ thống.
- Dùng các chương trình kiểm tra nhiệt độ trong thùng máy.

3. Nguồn điện không ổn định
Có nhiều cách thức để kiểm tra dòng điện mà bộ nguồn cung cấp cho máy tính của bạn. Bộ nguồn tốt phải cung cấp được dòng điện "sạch" cho các linh kiện. Có nhiều người cho rằng các đường điện càng cao sẽ càng tốt nhưng thực tế điều này không đúng. Vấn đề ổn định dòng điện phải được đặt lên hàng đầu.Để theo dõi đường điện của bộ nguồn mới mua, bạn có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như Speedfan với chức năng lập biểu đồ theo thời gian.
Tất nhiên, giá trị cụ thể của các dòng điện do chương trình đưa ra chỉ mang tính tham khảo. Để có con số chính xác, bạn nên sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng.

4. Virus
Đây là trường hợp khả thi nhất. Khá nhiều loại virus làm cho hệ thống tự động restart lại liên tục. Bạn cần có 1 chương trình antivirus luôn được thực thi ở chế độ thời gian thực (real-time), cập nhật virus database mới nhất từ hãng sản xuất. Sau đó ngắt mạng (LAN, Internet) và tiến hành quét lại toàn bộ hệ thống (Full scan). Có thể sử dụng các trình antivirus như: Bitdefender Pro 10 Plus, AVG Antivirus, NOD32 Antivirus, Kaspersky Antivirus. ( nhắc nhở riêng: thằng bkav cũng là một trong số nguyên nhân làm máy thường khởi động lại, nếu máy nào bị tình trạng này mà đang ài nó, tốt nhất gở bỏ nó ra, vào thư mục cài đaặt xóa noó luôn)!
Trường hợp xấu nhất có thể phải cài đặt lại toàn bộ hệ thống nhưng đừng bung tập tin sao lưu Ghost để khôi phục lại hệ thống vì rất có thể trong tập tin Ghost đã bị nhiễm virus sẵn.

8. Máy hay treo, tự động tắt nguồn:

Kinh nghiệm kiểm tra:
 CPU quá nóng, Nguồn lỗi, Main bị hỏng, Ram bị lỗi

khắc phục:
-Ram bị hỏng: Ram gây ra rất nhiều lỗi như khởi động lại, treo máy, chương trình chạy bị lỗi, không khởi động hay vào Win được.
Khắc phục: Tháo Ram ra lau chùi sạch và cắm lại thật chặt. Nếu có 2 RAM thì bạn chạy thử 1 thanh. Nếu vẫn treo đổi cây kia. Có thể một trong 2 thanh bị lỗi. Nếu có điều kiện thay thử RAM khác xem nó bình thường hay không. Nếu vẫn bị vấn đề cũ thì có nghĩa là không phải do RAM.        
-Main hỏng: Do tụ bị phồng lên bạn mở máy ra xem có cái tụ nào trong Main bị phồng lên hay không. Tụ bị phồng hay làm cho máy  khó khởi động hay bị tắt đột ngột. Đôi khi tụ bị phồng một chút vẫn chạy tốt nhưng nếu bị thế này thì nên thay tụ mới hoặc mua Main mới để thay thế.
-CPU quá nóng sẽ dẫn đến treo máy, hay tắt nguồn: Quạt CPU chạy không tốt hay bộ tản nhiệt tiếp xúc kô tốt với CPU. Bạn có thể vào CMOS để kiểm tra nhiệt độ CPU, Main thế nào. Nếu nhiệt độ dưới 50 là tốt. 50-60 bình thường. 60-65 hơi nóng và thông thường nếu vào Win có thể lển tới 75-90C là máy tự động tắt đột ngột tùy theo cấu hình của máy... Nếu trên 65C thì máy thường xuyên treo bạn nên thổi sạch bụi và gắn chặt lại, nên bôi thêm keo tản nhiệt để tăng tiếp xúc. Nếu không được thì mua quạt mới.
 -Nguồn lỗi: Nguồn lỗi đôi khi khiến máy không khởi động được, không nhận CD hay HDD (Nhiều người vội đỗ lỗi cho HDD khi thấy không nhận mà quên mất 30-40% là lỗi do nguồn. Nếu lỗi gây nên tình trạng không nhận HDD hay CDROM thì bạn thử đôi dây cắm nguồn khác còn dư hay bỏ các dây cắm không cần thiết như CDROM thử vấn đề có giải quyết không. Trong trường hợp bạn kết luận do nguồn thì nên thay nguồn mới.
Cách kiểm tra nhanh xem nguồn có còn chạy tốt hay không?
 • Chập chân lệnh P.ON xuống Mass (dùng sợi thiếc đấu dây mầu xanh lá cây vào một dây mầu đen)
  • Cấp điện cho bộ nguồn và quan sát quạt
  • Nếu quạt quay tít là nguồn đã hoạt động tốt

9. Không vào Win được:

Kinh nghiệm kiểm tra:
 (1)Ram bị lỗi
 (2) Lỗi OS (hệ điều hành)
 (3)Lỗi ổ cứng (HDD)

khắc phục:
 1. Ram bị hỏng: Ram gây ra rất nhiều lỗi như khởi động lại, treo máy, chương trình chạy bị lỗi, không khởi động hay vào Win được.
Khắc phục: Tháo Ram ra lau chùi sạch và cắm lại thật chặt. Nếu có 2 RAM thì bạn chạy thử 1 thanh. Nếu vẫn treo đổi cây kia. Có thể một trong 2 thanh bị lỗi. Nếu có điều kiện thay thử RAM khác xem nó bình thường hay không. Nếu vẫn bị vấn đề cũ thì có nghĩa là không phải do RAM.          
  2. Lỗi phần mềm: Lỗi này thường do xung đột phần mềm gây ra, nhất là các phần mềm diệt virus cái này vô safe mode rồi gỡ bỏ một số chương trình ra reset là được. hoặc download các hotfix của hệ điều hành về cài lên vá lỗi hoặc cài Update OS.
  3.Lỗi HDD: Không nhận HDD, Windows hay tự khởi động lại, máy đọc quá chậm: Bạn nên kiểm tra cáp dữ liệu nối Main và ổ cứng đồng thời kiểm tra vấn đề về Viruts có thể GHOST hoặc cài lại Windows. Nếu HDD có phát ra tiếng kêu thì bạn nên backup dữ liệu để đề phòng dữ liệu bị mất. kiểm tra xem ổ cứng có bị bad hoặc bị phân mảnh nhiều không nếu bị phân mảnh thì có thể dùng một số chương trình như: Disk Defragmenter, Advanced Defrag, Ainvo Disk Defrag….

10. Máy tính tự khởi động lại.

Kinh nghiệm kiểm tra:
 Hiện tượng máy tính tự khởi động lại mà không có thông báo lỗi là vấn đề "đau đầu" của nhiều bạn đọc. Cùng một hiện tượng nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do lỗi của Windows, xung đột giữa các phần mềm, trình điều khiển thiết bị phần cứng gây tranh chấp hoặc phần cứng kém chất lượng, không ổn định. Hiện tượng này xảy ra bất kể là máy mới ....?, mới ráp hoặc máy cũ, đang sử dụng, chỉ xảy ra thỉnh thoảng hay xảy ra liên tục. Tự khởi động lại khi máy đang shutdown hay bất kể lúc nào. Lúc khởi động hoặc khi chạy những ứng dụng chiếm nhiều tài nguyên hệ thống...
Vì chúng xảy ra không theo một quy luật nào cả, để xác định nguyên nhân chính xác đòi hỏi bạn phải có phần cứng thay thế, thời gian và tính kiên nhẫn. Trong trường hợp này, chúng tôi thường sử dụng phép thử đúng sai để loại suy dần các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng máy tính tự khởi động lại.

 Khắc phục:
 -Kiểm tra phần mềm:
Tiến hành kiểm tra phần mềm nếu hiện tượng này xảy ra sau khi bạn chỉnh sửa hệ thống, cài đặt hoặc gỡ bỏ ứng dụng, phần mềm... (Lưu ý những thao tác có ảnh hưởng đến hệ thống). Với Windows 2000/XP, đăng nhập với quyền Administrator, vào Control Pannel\Administrative Tools\Event Viewew để xem thông báo lỗi. Đây là một trong những nơi cần tham khảo, tìm hiểu nguyên nhân để biết cách khắc phục.
Trong trường hợp cần thiết, tải về từ website của nhà sản xuất và cập nhật các trình điều khiển thiết bị phần cứng như chipset, card đồ họa, card âm thanh, card mạng... Bạn nên chọn những driver tương thích với phiên bản hệ điều hành đang sử dụng. Tham khảo thêm thông tin tại www.microsoft.com/whdc/whql/default.mspx.
Thiết lập mặc định Windows NT/2000/XP sẽ tự khởi động lại máy khi gặp lỗi liên quan đến hệ thống (kể cả trong quá trình shutdown). Giải pháp tạm thời là tắt tính năng này, thực hiện như sau:
+ Nhấn phải chuột trên My Computer, chọn Properties để vào System Properties.
+ Chọn Tab Advanced, trong mục Start and Recovery, chọn Settings.
+ Bỏ dấu tùy chọn mục "Automatically Restart".
+ Nhấn OK để xác nhận thay đổi và khởi động lại.
Việc bỏ tùy chọn Automatically Restart sẽ làm hệ thống bị treo hoặc hiển thị "màn hình xanh chết chóc" khi gặp lỗi (hình 1). Điều này sẽ giúp bạn dễ xác định được nguyên nhân gây lỗi hơn. Để khắc phục, hãy cài lại Windows với tùy chọn R (Repair) để Windows tự sửa lỗi. Nếu không thể khắc phục bằng việc cài lại, bạn nên format phân vùng đĩa cứng và cài mới Windows. Tham khảo thêm thông tin về cách cài đặt trong mục Làm mới Windows, bài viết "Trẻ hóa Windows" (ID:A0305_103).

-Kiểm tra phần cứng:
Chúng ta không thể (hoặc không dám) can thiệp sâu vào phần cứng, chỉnh sửa hoặc thay đổi như phần mềm. Vì vậy, "thay và thử" là giải pháp chúng tôi áp dụng nhằm xác định nguyên nhân. Trong trường hợp này, RAM và bộ nguồn (Power Supply Unit - PSU) là hai phần cứng bạn cần quan tâm đặc biệt.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, với hệ thống P3 (hoặc tương đương), RAM là phần cứng đầu tiên cần kiểm tra nhưng với các hệ thống P4 hiện nay, phần cứng đầu tiên cần kiểm tra là bộ nguồn.

-Bộ nguồn:
Bộ nguồn là một thiết bị phần cứng quan trọng, cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, việc lựa chọn bộ nguồn đã không được người dùng quan tâm trong một thời gian dài. Với hàng loạt công ngh
ệ mới chạy đôi hoặc "2 trong 1" như RAM dual channel, đĩa cứng RAID, đồ họa SLI/CrossFire, dual monitor, CPU dual core... Bộ nguồn càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó quyết định sự ổn định của hệ thống, tuổi thọ của các thiết bị phần cứng khác. Gánh nặng này đã vượt quá khả năng "chịu đựng" của những bộ nguồn không tên tuổi trên thị trường, kể cả những bộ nguồn được dán nhãn 600 - 700W. Vì vậy, bạn đừng tiếc tiền khi đầu tư cho bộ nguồn của hệ thống vì chúng tránh cho bạn những sự cố đáng tiếc khi xảy ra quá tải. Tham khảo thêm thông tin liên quan việc lựa chọn bộ nguồn hợp lý trong bài "Giải bài toán nguồn điện (ID: A0505_131)" và bài "Bộ nguồn - Gánh PC tải nặng" (ID: A1205_56).

11. Lỗi “NTLDR is Missing”




Kinh ngiệm kiểm tra:
Có nhiều cách khác nhau để thông báo lỗi mất file NTLDR, thông thường như sau:
- "NTLDR is missing
Press any key to restart"
- "NTLDR is missing
Press Ctrl Alt Del to restart"
- "Boot: Couldn't find NTLDR
Please insert another disk"
Lỗi "NTLDR is missing” xuất hiện không lâu sau khi khởi động máy. Windows XP chỉ mới bắt đầu load thì thông báo lỗi xuất hiện.
 Có nhiều khả năng gây ra lỗi NTLDR. Lý do phổ biến nhất là khi máy tính đang boot từ ổ cứng hay ổ flash gắn ngoài mà lại không được định dạng chính xác. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn boot từ ổ quang (CD Rom) hay ổ đĩa mềm.
Các khả năng khác bao gồm hỏng file hệ thống, vấn đề với ổ cứng và hệ điều hành, BIOS quá hạn (hết pin CMOS), cáp IDE bị hỏng…Lỗi này chỉ xảy ra cho hệ điều hành Windows XP, bao gồm Windows XP Professional và Windows XP Home Edition. Windows Vista không sử dụng NTLDR.

Khắc phục:
1. Khởi động lại máy.
2. Kiểm tra ổ đĩa cứng và ổ quang.
Nếu bạn thấy đây là nguyên nhân của vấn đề, bạn có thể cân nhắc thay đổi lệnh boot trong BIOS. (thay đổi để máy tính khởi động từ ổ cứng hay từ CDRom, tùy trường hợp).
3. Kiểm tra ổ cứng và các thiết lập trong BIOS.
4. Khôi phục NTLDR và file ntdetect.com từ đĩa cài đặt Windows XP.
5. Tạo phân vùng boot mới trong Windows XP.
6. Mở case của máy tính ra và kiểm tra xem các dây nối ổ cứng tới mạch chủ có đúng không. Nếu không giải quyết được thì thay dây mới và thử lại.
7. Update BIOS của mainboard.
8. Cài lại Windows XP. Việc này sẽ xóa hoàn toàn Windows XP trong máy bạn và cài lại. Dù nó sẽ giải quyết hầu hết lỗi NTLDR, nhưng bạn nên nhớ phải sao lưu lại những dữ liệu quan trọng trước khi tiến hành (tháo ổ cứng gắn vào máy tính khác để sao lưu).
9. Nếu mọi cách đều thất bại, có thể bạn đang có vấn đề với ổ cứng. Hãy thay ổ cứng và cài mới Windows XP.

12. Lỗi “D3dx9_36.dll Not Found”

Kinh nghiệm kiểm tra:
Lỗi D3dx9_36.dll có thể xuất hiện với các thông báo như sau:
- "D3DX9_36.DLL Not Found", "File d3dx9_36.dll not found"
- "The file d3dx9_36.dll is missing"
- "D3DX9_36.DLL is missing. Replace D3DX9_36.DLL and try again."
- "D3dx9_36.dll not found. Reinstalling might help fix this."
- "Missing component d3dx9_36.dll”
Lỗi D3dx9_36.dll xuất hiện khi một chương trình phần mềm, thường là game được kích hoạt.
Lỗi d3dx9_36.dll là do vấn đề với Microsoft DirectX. File d3dx9_36.dll là một trong nhiều file tương tự chứa trong DirectX. Vì DirectX được sử dụng trong hầu hết game và các chương trình đồ họa cấp cao dựa trên Windows nên lỗi d3dx9_36.dll chỉ xảy ra khi sử dụng những chương trình này. Bất cứ hệ điều hành nào của Microsoft, từ Windows 98 cho đến Windows 2000, Windows XP, and Windows Vista đều có thể bị ảnh hưởng bởi d3dx9_36.dll.

Khắc phục:
Trong bất cứ tình huống nào đừng download file d3dx9_36.dll mới từ các site. Vì nhiều lý do, việc này không tốt chút nào. (đặc biệt, những file download được từ Internet ẩn chứa những nguy cơ chứa virus rất cao). Nếu bạn đã download, hãy xóa nó đi.
1. Khởi động lại máy.
2. Cài đặt bản mới nhất của Microsoft DirectX 9
3. Nếu dùng bản DirectX mới nhất của Microsoft không giúp sửa lỗi, hãy tìm chương trình cài DirectX trong game hay CD/DVD. Thông thường, nếu game hay chương trình sử dụng DirectX, các nhà phát triển phần mềm sẽ lưu một bản DirectX trong đĩa cài.
4. Xóa bỏ game hay phần mềm rồi cài lại.
5. Khôi phục file d3dx9_36.dll từ gói phần mềm DirectX 9.


13. Lỗi “Res://ieframe.dll/dnserror.htm#”

Kinh nghiệm kiểm tra:
Lỗi ieframe.dll khá là khác nhau và thật sự phụ thuộc vào nguyên nhân của vấn đề. Một vài trong những thông báo lỗi ieframe.dll phổ biến nhất như sau:
- “Res://ieframe.dll/dnserror.htm#","File Not Found
- C:\WINDOWS\SYSTEM32\IEFRAME.DLL”…
Những kiểu lỗi ieframe.dll “not found” hay “missing” thường gặp nhất xảy ra khi sử dụng Internet Explorer 7 hay Visual Basic 6. Thông báo "Res://ieframe.dll/dnserror.htm" và những thông báo liên quan thường gặp hơn và hiện ra trong cửa sổ trình duyệt Internet Explorer 7.
Lỗi ieframe.dll liên quan đến IE 7. Trong nhiều trường hợp, cài đặt IE 7 sẽ gây ra lỗi này. Những nguyên nhân khác bao gồm virus, Windows Update, thiết lập sai firewall, phần mềm bảo mật quá hạn…

Khắc phục:
Trong bất cứ tình huống nào, bạn cũng đừng download file ieframe.dll từ các site. Vì nhiều lý do đã được nêu ở trên. Nếu bạn đã download, hãy xóa nó đi. Làm theo 1 trong các phương pháp sau để khắc phục lỗi:
1. Khởi động lại máy tính.
2. Cài đặt bản mới nhất của Internet Explorer. Cho dù bạn thiếu file ieframe.dll hay gặp thông báo lỗi về nó, cài lại hoặc nâng cấp bản mới nhất của Internet Explorer sẽ giải quyết mọi vấn đề với file ieframe.dll.
3. Bạn đang dùng Visual Basic 6 để lập trình ? Đừng lo, đổi reference trong Microsoft Internet Controls từ ieframe.dll thành shdocvw.ocx. Lưu project lại rồi mở nó sau.
4. Khởi động lại router, switch, modem và bất cứ thứ gì dùng để kết nối Internet hay các máy tình khác trong đường mạng của bạn. Nếu vấn đề nằm ở những thứ này thì khởi động lại có thể giải quyết được.
5. Quét virus trên máy tính. Thỉnh thoảng lỗi ieframe.dll là do máy bạn nhiễm virus.
6. Tắt Windows Firewall trong Windows XP nếu bạn đã cài firewall khác. Chạy 2 ứng dụng firewall cùng lúc có thể gây nên sự cố nên nếu bạn có các phần mềm như ZoneAlarm, Norton Personal Firewall, Comodo Firewall…, sau đó bạn không nên chạy đồng thời firewall của Windows.
Chú ý: Cho dù bạn khẳng định Windows firewall đã bị tắt, hãy kiểm tra lại. Vài chương trình bảo mật của Microsoft có thể tự động bật firewall.
7. Update tất cả những firewall không phải của Microsoft và những phần mềm bảo mật khác.
Chú ý: Nếu bạn đã dùng bản mới nhất của phần mêm bảo mật, hãy thử xóa nó đi rồi cài lại. Việc cài lại có thể chặn được thông báo lỗi ieframe.dll.
8. Đến trang Windows Update và cài bất cứ bản cập nhật nào mà Microsoft đề nghị. Có thể những bản nâng cấp trước đó của Microsoft đã gây ra lỗi, cài bản nâng cấp có thể giải quyết.
9. Xóa các file temporary trong Internet Exploer 7. Vài lỗi ieframe.dll có thể do các file temporary.
10. Tắt các add-on của Internet Exploer 7 từng cái một. Một trong số các add-on có thể là nguyên nhân gây lỗi.
11. Thiết lập bảo mật của Internet Exploer 7 về mặc định. Vài chương trình, kể cả các bản cập nhật của Microsoft thỉnh thoảng thay đổi các thiết lập bảo mật.
12. Đưa thư mục IE7 Temporary Files về vị trí mặc định trong Windows XP. Nếu thư mục Temporary Internet Files bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu, cho dù có bật cả Protected Mode lẫn Phishing Filter, lỗi ieframe.dll vẫn sẽ xảy ra.
13. Tắt Phishing Filter trong IE 7. Đây không phải ý hay nếu bạn không cài phishing filter khác, nhưng trong vài trường hợp nó giúp giải quyết lỗi ieframe.dll.
14. Tắt Protected Mode trong IE 7. Trong vài trường hợp cụ thể, nó giúp giải quyết lỗi ieframe.dll.

14. XP LUÔN KIỂM TRA ĐĨA CỨNG

Kinh nghiệm kiểm tra:
 Windows XP luôn chạy checkdisk (tương tự scandisk của Win98) mỗi khi khởi động dù bạn đã tắt máy đúng cách. Nếu không muốn phiền phức, bạn có thể tắt tính năng này; tuy nhiên, bạn phải chắc rằng hệ thống vẫn hoạt động tốt (trừ việc luôn chạy checkdisk).

Khắc phục:
Trước khi sử dụng giải pháp này, chúng ta thử thực hiện một số thao tác sau.
- Trước hết, bạn hãy kiểm tra các ứng dụng tự động chạy trong Scheduled Tasks. Chọn Start.Programs.Accessories.System Tools.Scheduled Task để xem những chương trình nào đang sử dụng tính năng này. Xóa tất cả những thứ liên quan đến Chkdsk hoặc Autochk.
- Thực hiện việc kiểm tra đĩa cứng một lần nữa với tiện ích checkdisk để Windows tự kiểm tra và sửa lỗi. Thực hiện như sau: Trong Windows Explorer, nhấn phải chuột trên phân vùng cần kiểm tra, chọn Properties. Trong tab Tools, chọn Check Now trong mục Error Checking. Đánh dấu các tùy chọn trong Check Disk Options trước khi nhấn Start. Với phân vùng hệ thống (phân vùng cài đặt Windows), checkdisk chỉ kiểm tra trong lần khởi động kế tiếp
- Nếu checkdisk không thể hoàn tất quá trình kiểm tra (treo máy) hoặc không khắc phục được lỗi, hãy sử dụng tiện ích checkdisk (chkdsk.exe), fixmbr và fixboot của Recovery Console (bộ tiện ích có trong đĩa cài đặt Windows) để kiểm tra Master Boot Record (MBR) và các tập tin hệ thống. Tham khảo cách sử dụng Recovery Console trong bài "Recovery Console - DOS trong XP"
- Một trường hợp khác là cấu trúc logic của phân vùng đĩa cứng bị lỗi, bạn nên copy tất cả dữ liệu sang phân vùng khác, sau đó format phân vùng bị lỗi rồi chép dữ liệu trở lại.
- Kế đến, kiểm tra trường hợp lỗi của các phần mềm. Chọn Start.Run để mở cửa sổ DOS Prompt; gõ vào lệnh "msconfig" và nhấn OK để mở cửa sổ System Configuration Utility. Trong giao diện System Configuration Utility, chọn tab Startup và bỏ tất cả các tùy chọn được liệt kê trong Startup Item (tương ứng với các ứng dụng được nạp trong quá trình khởi động). Nhấn OK và chọn Restart để khởi động lại máy. Khi Windows khởi động lại, cửa sổ System Configuration Utility sẽ xuất hiện. Nếu không có bất kỳ trục trặc nào xảy ra, đánh dấu chọn Dont show this message or launch the System Configuration Utility và nhấn OK. Kiểm tra xem hiện tượng checkdisk còn xuất hiện không. Nếu không, mở cửa sổ System Configuration Utility, lần lượt đánh dấu chọn từng mục trong Startup Item và khởi động lại để kiểm tra cho đến khi phát hiện được phần mềm gây lỗi. Gỡ bỏ chúng và cài đặt phiên bản mới hơn hoặc thay thế bằng phần mềm khác có tính năng tương đương.

15. Lỗi “[Tên chương trình] has caused an error in Kernel32.dll”

Kinh nghiệm kiển tra:
Có nhiều cách thông báo khác nhau mà lỗi kernel32.dll có thể biểu hiện trong máy bạn. Nhiều chương trình phần mềm khác nhau có thể gây ra lỗi kernel32.dll trong Windows, sau đây là vài thông báo lỗi thường gặp nhất:
- “Explorer caused an invalid page fault in module Kernel32.DLL
- "Iexplore caused an invalid page fault in module Kernel32.DLL”
- "Commgr32 caused an invalid page fault in module Kernel32.dll”
- "Error in Kernel32.dll”,
- "[PROGRAM NAME] has caused an error in Kernel32.dll"
Lỗi kernel32.dll xuất hiện khi Windows khởi động, khi mở chương trình, khi chương trình chạy hay đóng, hay bất cứ khi nào dùng Windows.
Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi kernel32.dll. File kernel32.dll liên quan đến việc quản lý bộ nhớ trong Windows. Khi Windows khởi động, file kernel32.dll được load vào một vùng nhớ được bảo vệ nên các chương trình khác không dùng cùng vùng nhớ đó. Lỗi "invalid page fault" kèm theo có nghĩa là một chương trình khác (hay nhiều chương trình) đang cố truy cập vào cùng vị trí trong bộ nhớ của máy tính.

Khắc phục:
1. Khởi động lại máy.
2. Nếu lỗi "invalid page fault in module kernel32.dll" chỉ xảy ra khi sử dụng một phần mềm nào đó thì lỗi do phần mềm đó. Hãy xóa nó đi và cài lại.
Hãy chắc chắn cài các service pack hay các bản patch cho chương trình. Một trong số chúng có thể giải quyết vấn đề. Nếu cần, đừng sử dụng một chương trình nào đó nếu nó là nguyên nhân gây ra vấn đề.
3. Bạn có lưu các file DLL trên desktop ? nếu có hãy xóa chúng đi.
4. Quét virus. Vài loại virus cụ thể gây ra lỗi này.
5. Nâng cấp các driver của các phần cứng có liên quan đến lỗi kernel32.dll. Ví dụ, lỗi kernel32.dll xuất hiện khi bạn in, hãy nâng cấp driver của máy in. Nếu bạn nghi ngờ driver cần nâng cấp nhưng không chắc nên bắt đầu từ đâu hãy nâng cấp driver của card video.
6. Giảm gia tốc phần cứng trên card video.
7. Thiết lập lại các định dạng phần cứng mà nhà sản xuất khuyến cáo.
8. Kiểm tra hệ thống bộ nhớ. Lỗi kernel32.dll có thể là dấu hiệu cho thất p0haanf cứng không liên kết được với bộ nhớ.
9. Thực hiện việc vài sửa chữa Windows XP.
10. Cài lại Windows XP. (nên sao lưu dữ liệu trước khi tiến hành)
11. Cuối cùng, nếu mọi cách đều thất bại, có thể bạn đang có vấn đề với ổ cứng. Hãy thay ổ cứng mà cài mới Windows XP.

16. Lỗi “Hal.dll is Missing or Corrupt”

Kinh nghiệm kiểm tra:
Có nhiều cách khác để thông báo mất hay hỏng file hal.dll, danh sách dưới đây là một trong những cách phổ biến nhất:
"Windows could not start because the following file is missing or corrupt:
\system32\hal.dll.
Please re-install a copy of the above file."
Winnt_root>\System32\Hal.dll
Please re-install a copy of the above file."
"Cannot find \Windows\System32\hal.dll"
"Cannot find hal.dll"
Lỗi mất hay hỏng file hal.dll hiện ra không lâu sau khi máy tính khởi động. Windows XP không load đầy đủ khi thông báo lỗi này xuất hiện.
Nguyên nhân: Việc này có thể do hỏng file hal.dll hoặc file bị xóa hoặc bị di chuyển. Ngoài ra còn có thể do mất file boot.ini hay ổ cứng bị hỏng.

Khắc phục :
1. Khởi động lại máy, lỗi file hal.dll có thể chỉ là sự cố tạm thời.
2. Kiểm tra lệnh boot trong BIOS. Nếu gần đây bạn thay đổi lệnh boot hay BIOS bị cháy, đó có thể là nguyên nhân.
3. Chạy Windows XP Restore System từ lệnh nhắc. Nếu không có kết quả hay bạn nhận thông báo lỗi hal.dll trước khi hoàn tất quá trình này thì hãy chuyển sang bước tiếp theo.
4. Sửa chữa hoặc thay thế file boot.ini, việc này có kết quả nếu nguyên do là tại file boot.ini chứ không phải hal.dll.
5. Tạo một khu vực boot khác trong Windows XP. Nếu khu vực boot bị hỏng hay không được định dạng chính xác bạn có thể nhận thông báo lỗi hal.dll.
6. Phục hồi file hal.dll từ Windows XP CD. Nếu file hal.dll là nguyên nhân, phục hồi nó từ Windows XP CD có thể có hiệu quả.
7. Thực hiện cài đặt sửa chữa Windows XP. Việc này sẽ thay thế bất cứ file hỏng hay mất nào.
8. Cài lại Windows XP. Việc này sẽ xóa hoàn toàn Windows XP trong máy bạn và cài lại. Dù nó sẽ giải quyết hầu hết lỗi hal.dll, thực tế là bạn phải sao lưu dữ liệu và phục hồi sau.
Nếu bạn không thể truy cập file để sao lưu, hãy tháo ổ cứng và tiến hành sao lưu trên 1 máy tính khác.
9. Cuối cùng, nếu tất cả đều thất bại, kể cả việc cài lại, bạn chắc chắn đang đối mặt với vấn đề về ổ cứng. Hãy thay ổ cúng và cài mới Windows XP.
Lưu ý: Những cách khắc phục này chỉ áp dụng cho hệ điều hành Windows XP, bao gồm Windows XP Professional và Windows XP Home Edition.

17. Lỗi ”Unknown Hard Error C:\Winnt\System32\Ntdll.dll”

Kinh nghiệm kiểm tra:
Có nhiều cách khác để lỗi ntdll.dll xuất hiện trong máy tính của bạn. Lỗi ntdll.dll có thể do một số nguyên nhân khác nhau gây ra nhưng thông thường sẽ có thông báo như sau:
- "STOP: 0xC0000221 unknown hard error C:\Winnt\System32\Ntdll.dll"
- "STOP: C0000221 unknown hard error \SystemRoot\System32\ntdll.dll"
- "AppName: [PROGRAM NAME] ModName: ntdll.dll"
- "[PROGRAM NAME] caused a fault in module NTDLL.DLL at [ANY ADDRESS]"
- "Crash caused in ntdll.dll!"
- "NTDLL.DLL Error!"
- "Unhandled exception at [ANY ADDRESS] (NTDLL.DLL)"
Lỗi ntdll.dll có thể xuất hiện trước hay sau khi sử dụng chương trình, trong khi chương trình đang chạy, khi Windows tắt hay khởi động, hậm chí trong khi cài Windows.
Hầu hết lỗi ntdll.dll là do hỏng file ntdll.dll, hỏng ổ cứng hay do vấn đề giữa Windows và các chương trình.

Khắc phục:
1. Khởi động lại máy. Lỗi ntdll.dll có thể chỉ là tạm thời, khởi động lại có thể giải quyết vấn đề.
2. Nếu lỗi ntdll.dll chỉ xuất hiện khi khi bạn sử dụng một chương trình phần mềm cụ thể, hãy xóa nó, khởi động lại máy, cài phiên bản mới nhất.
3. Kiểm tra Windows service pack bạn đang chạy và kiểm tra trang web hỗ trợ của Microsoft xem có bản service pack gần hơn không thì cài nó.
4. Lựa chọn tắt các add-on của Internet Exploer. Nếu lỗi ntdll.dll xuất hiện khi bạn khởi động, chạy hay tắt Internet Exploer thì add-on có thể là nguyên nhân. Tắt các add-on, từng cái một, sẽ giúp xác định thủ phạm (nếu có).
Chú ý: Nếu lỗi ntdll.dll liên quan đến Internet Exploer, hãy cài đặt và sử dụng trình duyệt khác như Firefox.
5. Update driver cho các phần cứng. Driver quá hạn có thể gây lỗi ntdll.dll.
6. Kiểm tra bộ nhớ. Lỗi ntdll.dll có thể do một module hỏng trong hệ thống.
7. Thay thế IDE cable nối ổ cứng tới mạch chủ.
8. Cài lại Windows XP. Không nên làm vậy nếu những bước trước không hiệu quả.
9. Nếu mọi cách đều thất bại, có thể bạn đang có vấn đề với ổ cứng. Hãy thay ổ cứng mà cài mới Windows XP.

18. Máy bị “treo” trong khi đang shutdown

  Khi bạn đang Shutdown máy tính đến chỗ màn hình hiện lên thông báo "Saving your settings" thì máy đột nhiên "đứng im, không nhúc nhích”. Bạn có thể vẫn di chuột được, nhưng nếu ấn 3 phím Ctrl - Alt - Del thì máy không hề có tín hiệu phản hồi. 

 Kinh nghiệm kiểm tra:
Máy bị treo có thể do những nguyên nhân sau: 
+ Bạn vừa cài một phần mềm mới hoặc một thiết bị phần cứng mới. 
+ Bạn đã cài East Asian Language vào hệ thống, đồng thời đã lựa chọn Input Method Editor (IME) là ngôn ngữ mặc định của mình. 


Khắc phục:
 Bạn hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây để khắc phục: 
+ Thử gỡ bỏ những phần mềm mới vừa cài đặt vào máy hoặc thay thế chúng bằng những phiên bản khác nhằm kiểm tra tính tương thích của chúng đối với hệ thống của bạn. 
+ Lên Website chính thức của nhà sản xuất thiết bị phần cứng của bạn để tải về phiên bản mới nhất driver điều khiển chúng. 
+ Lên website của Microsoft tại địa chỉ www.microsoft.com để lấy về phiên bản Service Pack mới nhất. 

+ Hoặc tải về riêng bản sửa lỗi cho Windows XP là "Restarting Windows XP" theo cách sau: 
- Vào trang http://v5.windowsupdate.microsoft.com/ 
- Hãy kích Personalize Windows Update phía dưới mục Other Options. 
- Sau đó, bạn hãy đánh dấu chọn Display the link to the Windows Update Catalog under See Also

- Kích Save Settings. 
- Dưới mục See Also, kích Windows Update Catalog 
- Kích Find updates for Microsoft Windows Operating Systems 
- Trong danh sách Operating system, kích Windows XP RTM, sau đó lựa chọn ngôn ngữ của bạn rồi nhấn Search.
- Kích Recommended Updates 
- Tại danh sách Recommended Updates, bạn hãy chọn Restarting Windows XP update và kích Add. 
- Kích Go to download basket, tại mục Type or browse to the download location of your choice, rồi gõ địa chỉ của Folder nơi bạn muốn lưu bản update này hoặc kích vào nút Browse để chỉ tới thư mục đó. 

- Kích Download Now 
- Và cuối cùng, kích Accept. 

19. Windows Media Player 10 không thể xem DVD 

Kinh nghiệm kiểm tra:
 Ổ đĩa DVD và các thiết bị phần cứng khác đều không có dấu hiệu hư hỏng nhưng Windows Media Player 10 (WMP) vẫn không thể xem DVD được.
Chẩn đoán: Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho Windows Media Player không thể xem DVD được, trước hết bạn hãy thử gỡ bỏ WMP 10 và trong quá trình cài đặt lại bạn hãy lựa chọn toàn bộ thành phần của chương trình xem có khắc phục được không. Nếu vẫn không khắc phục được bạn phải bật tính năng DMA (Direct Memory Access) lên. DMA giúp bạn truyền tải dữ liệu từ bộ nhớ hệ thống tới các thiết bị phần cứng mà không cần qua CPU, một số phần mềm yêu cầu bạn phải bật tính năng này lên. 

khắc phục:
+ Kích Start/Settings/Control Panel và sau đó kích chọn System. Trong hộp thoại System Properties, bạn hãy nhấp chọn thẻ Hardware và kích vào thẻ Device Manager.
+ Kích đúp chuột trái vào IDE ATA/ATAPI controllers.
+ Nháy chuột phải vào Primary IDE Channel, rồi chọn Properties. Tại đây bạn chọn thẻ Advanced Settings, trong Transfer Mode, bạn hãy kích DMA if Available.
+ Phía dưới Device 1, trong Transfer Mode, bạn lại kích tiếp vào ô DMA if available.
+ Kích OK.
Tiếp theo bạn lặp lại các bước trên từ bước thứ 2 đến bước thứ 5 và chỉ thay đổi Primary IDE Channel bằng Secondary IDE Channel trong bước thứ 3 rồi làm tiếp. Tuy nhiên, xin bạn lưu ý là thẻ Advanced Settings không phải máy nào cũng có .Vì vậy, bạn nên chuyển tới cách làm tiếp theo như sau:
Một nguyên nhân nữa trong trường hợp này có thể do Card màn hình của bạn không hỗ trợ xem phim với độ phân giải hiện tại, bạn hãy thiết lập lại như sau:
+ Kích Start/Settings/Control Panel, sau đó kích chọn Display.
+ Hộp thoại Display Properties sẽ hiện ra, bạn chọn thẻ Settings.
+ Trong mục Color Quality, kích Medium (16 bit).
+ Trong ô Screen Resolution, bạn hãy di chuyển thanh trượt về phía bên trái để giảm bớt độ phân giải.
+ Kích Advanced.
+ Tại thẻ Monitor, phía dưới ô Monitor Settings bạn hãy chọn tần số Refresh Rate xuống thấp hơn.
Sau đó ấn OK để khẳng định lại thiết lập mới của bạn. Và nếu không chắc rằng bạn đang có trong tay phiên bản mới nhất của Driver cho Card màn hình, bạn hãy vào Website của nhà sản xuất để tải về phiên bản mới hơn giúp ích được
3. Bạn không thể đọc tập tin trên đĩa CD/DVD sau khi bạn thay thế ổ đĩa CD-R/CD-RW cũ của mình bằng một ổ CD/DVD mới
Tình trạng: Trong một số trường hợp, sau khi bạn thay thế ổ đĩa CD-R hoặc CD-RW của mình bằng một ổ đĩa CD/DVD thì ổ đĩa đó không thể nào truy xuất được dữ liệu trên đĩa CD/DVD sử dụng trong ổ đĩa thay thế đó.
Chẩn đoán: Tình trạng này xảy ra do máy tính của bạn đã không kịp thời cập nhật thông tin về ổ đĩa mới khi ký tự được gán cho ổ đĩa cũ (ổ G:\ chẳng hạn) cũng đồng thời được gán cho ổ đĩa vừa được thay thế này. Vì thế, thông tin trong Registry về ổ đĩa cũ vẫn tồn tại và khiến cho Windows cố nhận ổ đĩa mới này là ổ có khả năng sao chép.
Giải pháp: Bạn hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây để khắc phục:
+ Kích Start, và sau đó kích chọn Control Panel.
+ Tại đây, bạn hãy kích đúp vào mục System (Cách khác: Kích chuột phải vào biểu tượng My Computer trên Desktop rồi chọn Properties). 

+ Ngay lập tức, hộp thoại System Properties xuất hiện. Bạn hãy chọn thẻ Hardware rồi chọn Device Manager.
+ Trong cây thư mục phía bên trái, bạn hãy chọn mục DVD/CD-ROM.
+ Tiếp đến, hãy kích chuột phải vào tên ổ đĩa của bạn rồi chọn Uninstall.
+ Sau khi kết thúc quá trình gỡ bỏ driver cũ, bạn hãy vào menu Action rồi chọn Scan for hardware changes.
+ Hệ thống sẽ tự động cập nhật thông tin về ổ đĩa mới cho bạn. Nếu không thành công, bạn hãy lên website chính thức của nhà sản xuất ổ đĩa đó để tải về driver mới cho mình.
Như các bạn thấy đó, việc khắc phục một số lỗi thông thường thực ra không hề quá phức tạp phải không nào? Cái chính là bạn hãy bình tĩnh để chẩn đoán “bệnh” cho chiếc máy tính của mình, hoặc hãy sử dụng các chương trình sao lưu dữ liệu như Norton Ghost trước khi bắt tay vào cài đặt hay xóa bỏ một chương trình nào mà bạn cảm thấy không "an tâm"

20. Lỗi Blue Screen (màn hình xanh)

Kinh ngiệm kiểm tra:
 Nếu bạn đã từng gặp phải lỗi “Blue Screen” hay còn gọi là “Blue Screen Of Death” có nghĩa là đã có một vài vấn đề nghiêm trọng xảy ra với hệ thống của bạn. Lỗi này do rất nhiều nguyên nhân gây ra và đối với những người không hiểu biết nhiều về máy tính thì họ sẽ nghĩ máy tính đã không sử dụng được nữa. Sau đây tôi sẽ hướng dẫn cho bạn một vài bước để khắc phục sự cố mỗi khi máy tính bị lỗi “Blue Screen”.
 Đôi khi vấn đề không nghiêm trọng hay phức tạp như mọi người nghĩ. Thực tế có lẽ do một số phần cứng mà bạn cài đặt không phù hợp, hay một loại virus xâm nhập hoặc cũng có thể một file driver bị hỏng. Tôi sẽ cho bạn biết làm thế nào để kiểm tra những nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi này.

Khắc phục:
Khởi động chế độ an toàn:
Điều đầu tiên bạn cần làm khi thấy lỗi “blue screen” là tắt máy tính. Khi bạn khởi động máy lại thì nhấn F8 trước khi màn hình Windows xuất hiện. Sau đó nó sẽ khởi động máy tính vào màn hình Advanced Options và bạn có thể chọn những tùy chọn khởi động cải tiến. Nhấn mũi tên xuống cho đến khi “Safe Mode with Networking” được kích hoạt và nhấn Enter. Nếu bạn đã giải quyết xong virus thì khi bạn khởi động máy tính hãy lập tức vào Internet sau đó thay thế “Safe Mode”. 




Mỗi driver của từng bộ phận sẽ được xử lý. Nhiều lần bạn sẽ thấy màn hình dừng lại khá lâu ở những tập tin .sys. Lưu ý những tập tin cuối phải được tải hoàn thành trước khi bị lỗi. Tìm kiếm trên Google (trên máy tính khác) để xác định driver nào bị lỗi và cài đặt lại nó.

Nếu driver không có vấn đề gì thì sau đó xác định xem có bất kỳ phần cứng nào bị lỗi bằng cách vào Control Panel, nhấn vào System rồi vào Device Manager. Lướt qua mỗi thiết bị và scan tất cả những thiết bị có biểu tượng màu vàng, đó là những thiết bị bị lỗi.  

Nếu bạn thấy biểu tượng màu vàng thì hãy mở driver lên và bạn sẽ thấy bảng thông báo lỗi. Còn nếu bạn không thấy thiết bị nào bị lỗi thì di chuyển đến bước tiếp theo là scan toàn bộ hệ thống.



Khởi động Spyware, Adware, Virus & Registry Scans
Khi bạn đang ở chế độ an toàn, hãy chạy tất cả chương trình spyware, adware và quét virus. Đây là lúc tốt nhất để chạy những ứng dụng này bởi vì bất kỳ loại virus nào cũng sẽ được quét sạch. Tôi rất thích phần mềm Malwarebytes, đó là một phần mềm quét virus. Nếu bạn vẫn chưa có phần mềm đó thì bạn thực sự nên cài đặt nhanh chóng. Hãy xem danh sách 10 phần mềm quét virus miễn phí của Justin, sau đó cài đặt một phần mềm và quét toàn bộ máy tính.



Một ứng dụng tuyệt vời để mở nguồn và kiểm tra registry của bạn là Little Registry Cleaner, ứng dụng này được hầu hết mọi người khuyến khích sử dụng.


Nếu bạn đã thử tất cả những cách trên mà vẫn không tìm thấy bất kỳ lỗi nào thì đừng nên thất vọng. Chúng tôi vẫn còn một vài giải pháp để giúp bạn.

Phương pháp cuối cùng

Khởi động lại máy tính của bạn và nhấn F8 một lần nữa. Lần này thay vì khởi động vào chế độ an toàn thì hãy chọn ”Last Known Good Configurtion”. Sau đó nó sẽ khởi động trở lại cấu hình Windows. Nhiều lần như vậy thì vấn đề sẽ được giải quyết và sẽ không xảy ra sự cố nào nữa.

Nếu nó vẫn không làm việc hãy khởi động lại thêm lần nữa, nhấn F8 và chọn “Enable Boot Logging”. Windows sẽ khởi động và ghi lại từng chi tiết nhỏ vào một tập tin gọi là “ntbtlog.txt” trong thư mục gốc, thường là C:/Windows.



Bạn luôn có một tùy chọn để khôi phục lại hệ thống bằng cách vào Control Panel, System and Security, Backup and Restore và chọn “Recover System Settings for your Computer”.


Chọn điểm khôi phục lại giá trị từ danh sách và làm theo hướng dẫn. Thông thường khi khôi phục lại hệ thống quay trở lại ngày máy tính đang chạy tốt thì sẽ giải quyết được lỗi “blue screen”.

Cuối cùng, nếu việc khôi phục hệ thống vẫn không giải quyết được vấn đề thì bạn có thể xem ổ đĩa cứng có bị hư không. Nếu đó là nguyên nhân thì hãy làm theo hướng dẫn Check Disk của Guy. Cách giải quyết có lẽ là mua một ổ đĩa cứng mới.

Tổng quan về Group Policy – từ đơn giản đến phức tạp

Group policy được dùng để triển khai (deploy) phần mềm cho một hoặc nhiều máy trạm nào đó một cách tự động; để ấn định quyền hạn cho một số người dùng mạng, để giới hạn những ứng dụng mà người dùng được phép chạy; để kiểm soát hạn ngạch sử dụng đĩa trên các máy trạm; để thiết lập các kịch bản (script) đăng nhập (logon), đăng xuất (logoff), khởi động (start up), và tắt máy (shut down); để đơn giản hóa và hạn chế các chương trình chạy trên máy khách; để định hướng lại (redirector) một số folder trên máy khách (như My Computer, My Documents chẳng hạn) v.v…

SYSTEM POLICY
Các system policy được MS sáng chế ra từ thời Windows 95 và NT 4 (trong NT 3.51 trở về trước, chưa có khái niệm system policy). Chúng là một tập hợp các chỉ thị mà các quản trị viên mạng NT 4 và NetWare có thể đặt ra để kiểm soát các máy khách Windows 9x/Me hoặc NT 4 trong mạng của họ thông qua việc phủ chế (override) một số thiết định (setting) về người dùng và máy trong Registry tại chỗ của các máy khách ấy. Việc kiểm soát này thường là: tạo cho người dùng trên máy khách đó một menu Start/Programs đặc biệt và/hoặc một màn hình Desktop đặc biệt; hạn chế không cho người dùng ấy chạy một số chương trình nào đó hoặc thay đổi màn hình Desktop; ấn định một số setting về nối mạng (ví dụ: cấu hình của phần mềm khách nối mạng, khả năng cài đặt hoặc định cấu hình cho các dịch vụ file and printer sharing) cho nhiều máy một cách tập trung, v.v..

Các system policy có thể được áp dụng cho riêng từng người dùng hay cho cả một nhóm người dùng. (Trong các tài liệu được viết từ thời 9x/Me và NT 4 về system policy , các system policy dành cho nhóm cũng được gọi là group policy, nhưng nó không mang ý nghĩa giống như group policy trong Win2K/XP/2003). Các chỉ thị system policy, nếu có, phải được qui định trong một file có phần mở rộng là .POL (mặc định là CONFIG.POL đối với 9x/Me, và là NTCONFIG.POL đối với NT 4). File .POL cần thiết được người quản trị mạng sử dụng trình System Policy Editor (POLEDIT.EXE) để tạo ra (và chỉnh sửa sau này nếu cần). Nếu là system policy dành cho nhóm, thì người quản trị viên tạo file .POL trên một máy khách thích hợp nào đó (CONFIG.POL được tạo trên máy 9x/Me, NTCONFIG.POL được tạo trên máy NT 4), rồi đặt nó vào share NETLOGON của mọi máy DC (đối với mạng NT 4) hoặc vào thư mục PUBLIC trên các máy server (đối với mạng NetWare). Khi một người dùng trên các máy khách khác đăng nhập vào mạng, file .POL đó mặc định sẽ tự động được chép về máy khách ấy, và thế là các thiết định system policy trong đó sẽ phủ chế các thiết định có liên quan (về người dùng hay về máy) trong Registry của máy ấy. Người quản trị viên mạng cũng có thể thiết lập những system policy chứa những thiết định độc đáo khác nữa, đặc trưng cho mạng của mình.

Chú ý rằng, máy Windows 9x/Me (hoặc NT 4) nếu được cài đặt độc lập thì không có CONGIG.POL (hoặc NTCONFIG.POL). Chỉ khi máy đó được nối vào một mạng có đặt file đó ở chỗ thích hợp (là NETLOGON của máy PDC NT 4 hoặc PUBLIC của máy preferred server NetWare), thì nó mới chép file đó về máy mình, và file đó trở thành một phần bổ sung thêm cho Registry của máy tại chỗ. Nếu không nối mạng client/server, Registry của máy Win9x/Me chỉ bao gồm 2 file là SYSTEM.DAT và USER.DAT, còn Registry của máy NT 4 chỉ bao gồm 7 file: SAM, SECURITY, SOFTWARE, SYSTEM, DEFAULT, USERDIFF, và NTUSER.DAT (không kể các file phụ thuộc, chẳng hạn như các file .DAO, .ALT, .SAV, …). Cho dù file CONFIG.POL hoặc NTCONFIG.POL bị xóa khỏi thư mục NETLOGON hoặc PUBLIC, thì các system policy vẫn còn tác dụng đối với máy trạm của người dùng, bởi vì CONFIG.POL hoặc NTCONFIG.POL đã được chép vào máy trạm của người dùng, và Registry của máy trạm đó đã bị thay đổi permanently theo đó rồi.

Trong những mạng Active Directory Win2k hoặc WinS2k3, nếu vẫn còn các máy khách Win9x/Me và/hoặc NT 4 thì quản trị viên vẫn phải dùng các system policy để kiểm soát, bởi vì các máy đó không hiểu các group policy trong Win2k hoặc WinS2k3. Chỉ có các máy khách Win2k/XP/WinS2k3 mới hiểu được các group policy mà thôi. (Các máy khách Win2k/XP/WinS2k3 cũng sẽ tìm, tải xuống, và thi hành các system policy, nhưng CHỈ KHI không có group policy nào hiện diện trong mạng đó cả). Các mạng NT 4 thì chẳng bao giờ chứa bất kỳ group policy nào.

GROUP POLICY
Group policy có thể được coi là một thứ system policy phiên bản 2. Các chính sách này được MS phát minh ra kể từ Win2k, và chỉ có ý nghĩa đối với các máy Win2k/XP/WinS2k3. Chúng khác biệt với các system policy như sau:

- Các group policy chỉ có thể hiện hữu trên miền Active Directory, ta không thể đặt chúng lên miền NT 4.
- Các group policy làm được nhiều chuyện hơn các system policy. Ví dụ: có thể dùng các group policy để triển khai (deploy) phần mềm cho một hoặc nhiều máy trạm nào đó một cách tự động; để ấn định quyền hạn cho một số người dùng mạng, để giới hạn những ứng dụng mà người dùng được phép chạy; để kiểm soát hạn ngạch sử dụng đĩa trên các máy trạm; để thiết lập các kịch bản (script) đăng nhập (logon), đăng xuất (logoff), khởi động (start up), và tắt máy (shut down); để đơn giản hóa và hạn chế các chương trình chạy trên máy khách; để định hướng lại (redirector) một số folder trên máy khách (như My Computer, My Documents chẳng hạn) v.v…
- Không giống như các system policy, các group policy tự động mất tác dụng đối với máy trạm khi chúng được xóa bỏ khỏi miền AD.
- Các group policy được áp dụng thường xuyên hơn các system policy. Các system policy chỉ được áp dụng vào lúc máy khách khởi động (đối với chính sách dành cho máy) hoặc đăng nhập (đối với chính sách dành cho người dùng). Các group policy thì được áp dụng lúc máy khách được khởi động, lúc máy khách đăng nhập, và vào những thời điểm ngẫu nhiên khác nữa trong suốt ngày làm việc (một cách tự động).
- Người quản trị mạng có được nhiều mức độ kiểm soát tinh vi hơn đối với vấn đề ai được _ hoặc không được _ nhận một group policy nào đó.
- Group policy tuy hay ho hơn system policy, nhưng chỉ áp dụng được với các máy Win2k/XP/WinS2k3 mà thôi (và đòi hỏi các máy đó phải thuộc một miền AD nào đó, mặc dù không có AD thì vẫn có thể áp dụng một số hạn chế các “chính sách tại chỗ” _ local policy), không áp dụng được với các máy Windows tiền-2k.
Tuy trong tên của nó có từ “group”, nhưng các group policy chủ yếu chỉ được áp dụng cho các site, domain, và OU (Organizational Unit) (MS đã chế ra một acronym để chỉ chúng: SDOU). (Nói “chủ yếu” là vì, thực ra cũng có thể áp dụng chúng cho các nhóm người dùng, nhưng phải sử dụng kỹ thuật lọc chận chính sách (policy filtering), tuy nhiên việc áp dụng kỹ thuật này gây rắc rối cho việc quản trị và troubleshooting mạng sau này, và làm chậm quá trình đăng nhập của người dùng mạng). Trên mỗi máy Win2k/XP Pro/WinS2k3 cũng có một bộ chính sách nhóm tại chỗ (local group policy), sẽ được áp dụng khi máy đó không tham gia vào miền AD nào cả (tức khi nó tham gia vào một workgroup hoặc khi nó được dùng độc lập). Các máy Windows XP Home thì không có local group policy. Khi máy Win2k/XP Pro/WinS2k3 nối vào miền AD, thì ngoài các local group policy, nó còn được áp dụng lần lượt các group policy dành cho Site, Domain, OU chứa nó (nếu thuộc nhiều OU lồng nhau, thì policy nào dành cho OU ngoài hơn sẽ được áp dụng trước). Các policy được áp dụng sau sẽ override các policy được áp dụng trước.

Các group policy dành cho SDOU được tạo ra dưới dạng các đối tượng chính sách nhóm (group policy object _ GPO), và các GPO được lưu trữ một phần trong cơ sở dữ liệu Active Directory và một phần trong share SYSVOL (SYSVOL trong Win2K/WinS2k3 là sự thay thế cho NETLOGON trong NT 4). Phần nằm trong share SYSVOL của mỗi GPO bao gồm một số file và thư mục con bên  trong thư mục: "WindowsINNT\SYSVOL\sysvol\Domainname\Policies\GUID", trong đó GUID là mã nhận diện đơn nhất toàn cầu (Global Unique Identifier) dành cho GPO đó. GPO tại chỗ của mỗi máy Win2k/XP Pro/WinS2k3 thì nằm trong thư mục : Windir%\System32\GroupPolicy.

Chương trình để tạo ra và/hoặc chỉnh sửa các GPO tên là Group Policy Object Editor, có dạng một console MMC tên là GPEDIT.MSC (hoặc ta cũng có thể dùng nó dưới dạng một công cụ snap-in trong một console MMC khác, ví dụ: console Active Directory Users and Computers, tức DSA.MSC, cũng được trang bị sẵn snap-in Group Policy).

Trên đây là một số nét sơ lược về system policy và group policy, trong khuôn khổ bài viết, không thể giải thích đầy đủ về mọi khía cạnh của chúng. Muốn tìm hiểu thêm về Group Policy trong Win2k/WinXP/WinS2k3 các bạn có thể tham khảo tài liệu “Làm chủ Windows Server 2003″.

Quản trị hệ thống với Group Policy trong Windows XP
Trong Windows XP có một công cụ khá hay, đó là Group Policy (GP). Nhiều người sử dụng Windows đã lâu nhưng chưa hề biết có công cụ này vì không tìm thấy nó trong Control Panel, Administrative Tools hay System Tools. GP là một trong các thành phần của Microsoft Management Console và bạn phải là thành viên của nhóm Adminstrators mới được quyền sử dụng chương trình này. Nếu không, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi sau:

Khởi động chương trình: Có 2 cách khởi động chương trình.
Cách 1: 
Vào menu Start > Run, rồi nhập lệnh mmc để khởi động Microsoft Management Console. Sau đó vào trình đơn File, chọn Open. Trong cửa sổ Open, nhấn nút Browse rồi tìm đến thư mục System32. Bạn sẽ thấy nhiều tập tin xuất hiện có phần mở rộng là *.msc. Các tập tin dạng này là những thành phần được tạo bởi Microsoft Management Console. Nếu để ý, bạn sẽ thấy một số công cụ quen thuộc như: Event Viewer (eventvwr.msc), Services (services.msc) (hai công cụ này nằm trong Adminstation Tools)… và còn nhiều nữa. Trong phạm vi của bài viết này, bạn cần chọn gpedit.msc để mở Group Policy.
Cách 2:
Nếu bạn làm việc thường xuyên với GP thì cách này sẽ nhanh hơn. Vào menu Start > chọn Run và nhập vào gpedit.msc rồi nhấn OK để khởi động chương trình. Khi chương trình đã khởi động, bạn sẽ thấy cửa sổ giao diện như hình bên dưới:
Chương trình được phân theo dạng cây và rất dễ dùng. Nếu sử dụng các phần mềm như Security Administrator, TuneUp Utilities,… bạn sẽ thấy hầu hết các tùy chọn cấu hình hệ thống đều nằm trong GP. Và bạn hoàn toàn có thể sử dụng GP mà Windows cung cấp sẵn để quản trị hệ thống, không cần phải cài thêm các phần mềm trên.
* Cách sử dụng chung: tìm tới các nhánh, Chọn Not configured nếu không định cấu hình cho tính năng đó, Enable để kick hoạt tính năng, Disable để vô hiệu hóa tính năng.

* Computer Configuration: Các thay đổi trong phần này sẽ áp dụng cho toàn bộ người dùng trên máy. Trong nhánh này chứa nhiều nhánh con như:
+ Windows Settings: bạn sẽ cấu hình về việc sử dụng tài khoản, password tài khoản, quản lý việc khởi động và đăng nhập hệ thống…

+ Administrative Templates:- Windows Components: bạn sẽ cấu hình các thành phần cài đặt trong Windows như: Internet Explorer, NetMeeting…
- System: cấu hình về hệ thống. Cần lưu ý là trước khi cấu hình cho bất kỳ thành phần nào, bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ về nó. Bạn có thể chọn thành phần rồi nhấp chuột phải để chọn Help.

Còn một cách khác là không chọn Help mà chọn Properties. Khi cửa sổ Properties xuất hiện, chuyển sang thẻ Explain để được giải thích chi tiết về thành phần này.

Mặc định thì tình trạng ban đầu của các thành phần này là “Not configured”. Để thay đổi tình trạng cho thành phần nào đó, bạn chọn thẻ Setting trong cửa sổ Properties, sẽ có 3 tùy chọn cho bạn chọn lựa là: Enable (có hiệu lực), Disable (vô hiệu lực) và Not configure (không cấu hình).

* User Configuration: giúp bạn cấu hình cho tài khoản đang sử dụng. Các thành phần có khác đôi chút nhưng việc sử dụng và cấu hình cũng tương tự như trên.

Phần I: Computer Configuration:
Windows Setting:
Tại đây bạn có thể tinh chỉnh, áp dụng các chính sách về vấn đề sử dụng tài khoản, password tài khoản, quản lý việc khởi động và đăng nhập hệ thống…
+ Scripts (Startup/Shutdown):

Bạn có thể chỉ định cho windows sẽ chạy một đoạn mã nào đó khi Windows Startup hoặc Shutdown.
+ Security settings: Các thiết lập bảo mật cho hệ thống, các thiết lập này được áp dụng cho toàn bộ hệ thống chứ không riêng người sử dụng nào.

Name: Tóm tắt tính năng
Account Policies: Các chính sách áp dụng cho tài khoản của người dùng.
Local Policies: Kiểm định những chính sách, những tùy chọn quyền lợi và chính sách an toàn cho người dùng tại chỗ.

Public Key Policies: Các chính sách khóa dùng chung

Sau đây chúng ta sẽ lần lượt đi vào tìm hiểu chi tiết từng phần nhỏ của nó.
1. Account Policies: Thiết lập các chính sách cho tài khoản

a. Password Policies:
Bao gồm các chính sách liên quan đến mật khẩu tài khoản của người sử dụng tài khoản trên máy.
* Enforce password history:
Với những người sử dụng có không có thói quen ghi nhớ nhiều mật khẩu, khi buộc phải thay đổi mật khẩu thì họ vẫn dùng chính mật khẩu cũ để thay cho mật khẩu mới, điều này là một kẽ hở lớn lên quan trực tiếp đến việc lộ mật khẩu. Thiết lập này bắt buộc một mật khẩu mới không được giống bất kỳ một số mật khẩu nào đó do ta quyết định. Có giá trị từ 0 đến 24 mật khẩu.
* Maximum password age:
Thời gian tối đa mật khẩu còn hiệu lực, sau thời gian này hệ thống sẽ yêu cầu ta thay đổi mật khẩu. Việc thây đổi mật khẩu định kỳ nhằm nâng cao độ an toàn cho tài khoản, vì một kẻ xấu có thể theo dõi những thói quen của bạn, từ đó có thể tìm ra mật khẩu một cách dễ dàng. Số giá trị từ 1 đến 999 ngày. Giá trị mặc định là 42.
* Minimum password age:
Xác định thời gian tối thiểu trước khi có thể thay đổi mật khẩu. Hết thời gian này bạn mới có thể thay đổi mật khẩu của tài khoản, hoặc bạn có thể thay đổi ngay lập tức bằng cách thiết lập giá trị là 0. Giá trị từ 0 đến 999 ngày. Bạn cần thiết lập “Minimum password age” lớn hơn không nếu bạn muốn chính sách “Enforce password history” có hiệu quả, vì người sử dụng có thể thiết lập lại mật khẩu nhiều lần theo chu kỳ để họ có thể sử dụng lại mật khẩu cũ.
* Minimum password length:
Độ dài nhỏ tối thiểu cuả mật khẩu tài khoản. (Tính bằng số ký tự nhập vào). Độ dài của mật khẩu có giá trị từ 1 đến 14 ký tự. Thiết lập giá trị là không nếu bạn không sử dụng mật khẩu. Giá trị mặc định là 0.
* Password must meet complexity requirements: Quyết định độ phức tạp của mật khẩu. Nếu tính năng này có hiệu lực. Mật khẩu của tài khoàn ít nhất phải đạt những yêu cầu sau:
- Không chứa tất cả hoặc một phần tên tài khoản người dùng

- Độ dài nhỏ nhất là 6 ký tự
- Chứa từ 3 hoặc 4 loại ký tự sau: Các chữ cái thường (a -> Z), các chữ cái hoa (A -> Z), Các chữ số (0 -> 9) và các ký tự đặc biệt.

Độ phức tạp của mật khẩu được coi là bắt buộc khi tạo mới hoặc thay đổi mật khẩu. mặc định : Disable.
* Store password using reversible encryption for all users in the domain:
Lưu trữ mật khẩu sử dụng mã hóa ngược cho tất cả các người sử dụng domain. Tính năngcung cấp sự hỗ trợ cho các ứng dụng sử dụng giao thức,nó yêu cầu sự am hiểu về mật khẩu của người sử dụng. Việc lưu trữ mật khẩu sử dụng phương pháp mã hóa ngươc thực chất giống như việc lưu trữ các văn bản mã hóa của thông tin bảo vệ mật khẩu. Mặc đinh : Disable.
b. Acount lockout Policy:
* Account lockout duration:
Xác định số phút còn sau khi tài khoản được khóa trước khi việc mở khóa đươc thực hiện. Có giá trị từ 0 đến 99.999 phút. Có thể thiết lập giá trị 0 nếu không muốn việc tự động Unlock. Mặc định không có hiệu lực vì chính sách này chỉ có khi chính sách “Account lockout threshold” được thiết lập.
* Account lockout threshold:
Xác định số lần cố gắng đăng nhập nhưng không thành công. Trong trường hợp này Acount sẽ bị khóa. Việc mở khóa chỉ có thể thực hiện bởi người quản trị hoặc phải đợi đến khi thời hạn khóa hêt hiệu lực. Có thể thiết lập giá trị cho số lần đăng nhập sai từ 1 đến 999. Trong trường hợp thiết lập giá trị 0, account sẽ không bị khóa.
* Reset account lockout counter after:
Thiết lập lại số lần cố gắng đăng nhập về 0 sau một khoảng thời gian quy định. Thiết lập này chỉ có hiệu lực khi “Account lockout threshold” được thiết lập.
2. Local Policies: Các chính sách cục bộ:
User rights Assignment: Ấn định quyền cho người sử dụng. Quyền của người sử dụng ở đây bao gồm các quyền truy cập, quyền backup dữ liệu, thay đổi thời gian của hệ thống… Trong phần này, để cấu hình cho một mục nào đó bạn có thể nháy đúp chuột lên mục đó và nhấn nủt Add user or group để trao quyền cho user hoặc Group nào bạn muốn.
* Access this computer from the network: Với những kẻ tò mò, tọc mạch thì tại sao chúng ta lại phải cho phép chúng truy cập vào máy tính của mình. Với thiết lập này bạn có thể tuy ý thêm, bớt quyền truy cập vào máy cho bất cứ tài khoản hoặc nhóm nào.
* Act as part of the operating system: Chính sách này chỉ định tài khoản nào sẽ được phép hoạt động như một phần của hệ thống. Mặc định, tài khoản Aministrator có quyền cao nhất, có thể thay đổi bất kỳ thiết lập nào của hệ thống, được xác nhận như bất kỳ một người dùng nào, vì thế có thể sử dụng tài nguyên hệ thống như bất kỳ người dùng nào. Chỉ có những dịch vụ chứng thực ở mức thấp mới yêu cầu đặc quyền này.
* Add workstations to domain: Thếm một tài khoản hoặc nhóm vào miền. Chính sách này chỉ hoạt động trên hệ thống sử dụng Domain Controller. Khi được thêm vào miền, tài khoàn này sẽ có thêm các quyền hoạt động trên dịch vụ thư mục (Active Directory), có thể truy cập tài nguyên mạng như một thành viên trên Domain.
* Adjust memory quotas for a process: Chỉ định những ai được phép điều chỉnh chỉ tiêu bộ nhớ dành cho một quá trình xử lý. Chính sách này tuy có làm tăng hiệu suất của hệ thống nhưng nó có thể bị lạm dụng để phục vụ cho những mục đích xấu như tấn công từ chôi dịch vụ DoS (Dinal of Sevices).
* Allow logon through Terminal Services: Terminal Services là một dịch vụ cho phép chúng ta đăng nhập từ xa đến máy tính. Chính sách này sẽ quyết định giúp chúng ta những ai được phép sử dụng dịch vụ Terminal để đăng nhập vào hệ thống.
* Back up files and directories: Tương tự như các chính sách trên, ở đây sẽ cấp phép cho những ai sẽ có quyền backup dữ liệu.
* Change the system time: Cho phép người sử dụng nào có quyền thay đổi thời gian cuả hệ thống.
* Create global objects: Cấp quyền cho những ai có thể tạo ra các đối tượng dùng chung
* Force shutdown from a remote system: Cho phép những ai có quyền tắt máy qua hệ thống điều khiển từ xa.
* Shut down the system: Cho phép ai có quyền Shutdown máy.
Và còn rất nhiều chính sách khác nữa đang chờ bạn khám phá.
3. Thao tác về Internet Explorer (IE).
Tìm nhánh User Configuration/Windows Settings/Internet Explorer Maintenance/Browser User Interface
- Browser Tittle: nhấp kép rồi đánh dấu kiểm vào ô “Customize Tittle Bars”, gõ vào một cái tên như AAA. Mở IE ở chế độ about:blank sẽ thấy dòng chữ “Microsoft Internet Explorer provided by AAA”!


- Custom logo: bạn có thể thay logo của Microsoft ở phía trên góc phải trình duyệt IE bằng logo của riêng mình (chỉ hỗ trợ các file BMP có 16-256 màu và kích cỡ là 22×22 hay 38×38). Hộp “Customize the static logo bitmaps” dành cho hình tĩnh còn hộp “Customize the animated bitmaps” dành cho hình động.
Tìm nhánh User Configuration/Administrative Templates/Windows Components/Internet Explorer


- Internet Control Panel: có tất cả 7 tùy chọn thiết lập không cho hiện 7 thẻ trong hộp thoại Internet Options như General, Security… Nếu không giấu thẻ General, bạn có thể quay lại folder Internet Explorer để enable phần “Disable changing home page settings” nhằm vô hiệu hóa việc thay đổi trang chủ IE.



- Toolbars: enable phần “Configure Toolbar Buttons” sẽ cho tùy chọn hiển thị các nút trên thanh công cụ của IE.
Tìm nhánh Computer Configuration/Administrative Templates/Windows Components/Internet Explorer


- “Security Zone: Use only machine settings”: bắt buộc tất cả các user đều phải chung một mức độ security như nhau.



- “Security Zone: Do not allow users to add/delete sites”: trong Security Zone có danh sách các site nguy hiểm do người dùng thiết lập, enable tùy chọn này sẽ không cho thay đổi danh sách đó (cách tốt nhất là giấu luôn thẻ Security).



- “Disable Periodic Check for Internet Explorer software updates”: ngăn không cho IE tự động tìm phiên bản mới của nó.
4. Thao tác về Windows Explorer.
Tìm nhánh User Configuration/Administrative Templates/Windows Components/Windows Explorer:


- Maximum number of recent document: quy định số lượng các tài liệu đã mở hiển thị trong My Recent Documents.



- Do not move deleted files to the Recycle Bin: file bị xóa sẽ không được đưa vào Recycle Bin.



- Maximum allowed Recycle Bin size: giới hạn dung lượng của Recycle Bin, tính bằng đơn vị phần trăm dung lượng của ổ đĩa cứng.



- Hide the dropdown list of recent files trong folder Common Open File Dialog: không cho hiển thị danh sách recent file trong các hộp thoại Open (như Word, Excel…)
5. Thao tác về Logon.
Tìm nhánh Computer Configuration/Administrative Templates/Logon


- Always use classic logon: làm hộp thoại Logon/Shutdown của Windows XP có dạng giống Windows 2000.



- Run these programs at user logon: tùy chọn này cho phép người dùng lập danh sách các file cần chạy khi đăng nhập vào máy tính, chỉ nên sử dụng cho các file dữ liệu.
6. Thao tác về System Restore.
Tìm nhánh Computer Configuration/Administrative Templates/System Restore


- Turn off System Restore: tắt System Restore, khi người dùng gọi System Restore thì xuất hiện thông báo “System Restore has been turn off by group policy. To turn on System Restore, contact your domain Administrator”.



- Turn off Configuration: chỉ có tác dụng khi System Restore được kích hoạt, tính năng này vô hiệu hóa phần thiết lập cấu hình của System Restore.
7. Thao tác về Windows Media Player.
Tìm nhánh User Configuration/Administrative Templates/Windows Components/Windows Media Player


- Phần “Set and Lock Skin” trong folder User Interface: thiết lập một skin duy nhất cho Windows Media Player.



- Phần “Prevent Codec Download” trong folder Playback: ngăn Windows Media Player tự động tải các codec.
8. Điều khiển đặc quyền tài khoản Administrator
Tài khoản Administrator có thể làm gì và được phép truy cập những gì?
Có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tài khoản Administrator trên mạng ngày nay. Bạn có thể điều khiển các tài khoản để biết chúng có khả năng làm những gì và được phép truy cập những gì?
Vì sao lại là điều khiển tài khoản Administrator?
Nếu là người quản trị các mạng Windows, có thể bạn đặc biệt quan tâm tới thành phần Active Directory doanh nghiệp. Với tất cả khái niệm bảo mật liên quan như domain controller (bộ điều khiển miền), server (máy chủ), service (dịch vụ), application (ứng dụng) và Internet connectivity (kết nối Internet), chỉ cần bỏ ra thêm chút thời gian bạn sẽ hiểu được cách kiểm soát các Administrator trong doanh nghiệp của mình một cách phù hợp và chính xác nhất.
Lý do các tài khoản này cần được kiểm soát thì muôn hình muôn vẻ. Đầu tiên, trên mỗi mạng, dù trung bình hay lớn cũng có thể có hàng nghìn tài khoản Administrator. Khả năng chúng vượt ra ngoài tầm kiểm soát là hoàn toàn có thực. Thứ hai, hầu hết các công ty đều cho phép “người dùng tiêu chuẩn” truy cập tài khoản Administrator cục bộ, có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro hay tai nạn nào đó. Thứ ba, tài khoản Administrator nguyên bản ban đầu sẽ buộc phải dùng một cách dè dặt. Vì vậy, giới hạn đặc quyền là một cách thông minh để quản lý hệ thống mạng trong doanh nghiệp.
Bạn có bao nhiêu tài khoản Administrator?
Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, bạn cần tính toán một chút. Chúng ta sẽ bắt đầu với các máy tính để bàn sử dụng Windows với một tài khoản Administrator cục bộ. Đó là Windows NT, 200, XP và Vista. Ngoài ra còn có thể xét đến tất cả máy khách được dùng bởi “admin”, các nhà phát triển, nhân viên và cả trong phạm vi máy chủ hoạt động như một thiết bị ứng dụng hay dịch vụ. Cả một quán Internet công cộng hay các máy tính dùng cho mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, trạm làm việc trung tâm hóa, cũng được xét đến trong phạm vi này. Đừng đếm tài khoản người dùng ở đây, vì số thiết bị có thể không khớp với số người dùng.
Bây giờ cần xem xét đến số server bạn có (lúc này chưa tính đến các domain controller). Với server, bạn cần quan tâm đến nhiệm vụ cụ thể của nó: lưu trữ dữ liệu, in ấn, ứng dụng, sở hữu dịch vụ, hoạt động như một văn phòng hay mail, fax,… Mỗi thiết bị này đều có một SAM và một tài khoản Administrator cục bộ. Tài khoản này không được dùng thường xuyên, nhưng như thế có khi lại càng cần được điều khiển đặc quyền.
Cuối cùng, bạn cần xem đến các domain controller. Trên bộ phận điều khiển miền này (cũng là một kiểu máy chủ) có một tài khoản Administrator quan trọng, là tài khoản điều khiển Active Directory. Ngoài ra còn là domain gốc và đóng vai trò quản trị chính cho doanh nghiệp. Nếu bạn có nhiều hơn một domain, mỗi domain sẽ có một tài khoản Administrator quan trọng này. Tài khoản Administrator tiếp theo chỉ điều khiển điện nguồn ở domain nhưng cũng có tác động rất manh.
Giới hạn đặc quyền đăng nhập
Bạn không làm được gì nhiều để giới hạn vật lý đặc quyền đăng nhập các tài khoản Administrator. Tuy nhiên không nên để chúng được sử dụng thường xuyên, cơ bản hàng ngày. Cần giới hạn chúng bằng cách hạn chế số người dùng biết mật khẩu. Với tài khoản Administrator liên quan đến Active Directory, tốt hơn hết là không để cho người dùng nào biết toàn bộ mật khẩu. Điều này có thể thực hiện dễ dàng với hai tài khoản Administrator khác nhau, chỉ nhập một phần mật khẩu, và dùng một tài liệu dẫn dắt đến các phần chứa mật khẩu đó. Nếu tài khoản chưa cần phải dùng đến, cả hai phần dữ liệu của mật khẩu có thể được giữ nguyên. Một lựa chọn khác là sử dụng chương trình tự động tạo mật khẩu, có thể tạo ra mật khẩu tổng hợp.
Giới hạn khả năng truy cập Administrator cục bộ
Cho dù bạn có cho phép người dùng tiêu chuẩn quyền “admin access” (truy cập với vai trò admin) vào máy tính của họ hay không, bạn vẫn cần giới hạn quyền truy cập tài khoản Administrator cục bộ. Có hai cách dễ dàng là thay đổi tên tài khoản Administrator local hoặc thay đổi mật khẩu thường xuyên. Có một nhóm các đối tượng Group Policy Object (GPO) cho từng kiểu thiết lập này. Đầu tiên là vào Computer Configuration > Windows Settings > Security Settings > Local Policies > Security Options như trong Hình 1. Phần chính sách bạn muốn cầu hình là Accounts: Rename Administrator Account (thay đổi lại tên tài khoản Administrator).
Hình 1: Cấu hình lại để thay đổi tên cho tài khoản Administrator
Chính sách thứ hai bạn cần để cấu hình là các thiết lập policy mới sẽ ra mắt vào cuối năm 2007. Chính sách này là một phần trong bộ PolicyMaker, được đặt trong Computer Configuration| Windows Settings| Control Panel| Local Users and Groups như minh họa ở Hình 2.
Hình 2: Cấu hình để thiết lập lại mật khẩu cho tài khoản Administrator cục bộ
Chú ý: Điều này không ngăn cản được người dùng tiêu chuẩn điều khiển định kỳ tài khoản. Chỉ có một cách thực hiện điều này là loại bỏ họ khỏi quyền admin control trên máy tính.
Giảm quyền truy cập mạng
Như đã nói ở trên, tài khoản Administrator không nên sử dụng hàng ngày. Do đó, không có lý do gì để cấu hình cho phép tài khoản này truy cập trên toàn bộ mạng. Một cách hay để giới hạn là không cho phép tài khoản Administrator truy cập server và domain controller qua mạng. Bạn có thể thực hiện điều này dễ dàng bằng thiết lập GPO, nằm trong Computer Configuration > Windows Settings > Security Settings > Local Policies > User Rights Assignment như Hình 3. Thiết lập bạn nên cấu hình có tên “ Deny Access to this computer from Network” (Từ chối truy cập mạng trên máy tính này).
Hình 3: Cấu hình từ chối quyền truy cập mạng bằng tài khoản Administrator trên máy tính.
Các cấu hình khác
Nếu bạn là người rất tỉ mỉ trong việc giới hạn quyền truy cập tài khoản Administrator trên mạng của công ty, bạn có thể tham khảo thêm một số chi tiết sau:
• Không dùng tài khoản Administrator như là một tài khoản dịch vụ.
• Từ chối truy cập Terminal Services trên server hoặc domain controller.
• Từ chối khả năng đăng nhập như một dịch vụ trên server và domain controller cho tài khoản Administrator.
• Từ chối đăng nhập như một job batch (công việc theo lô) cho tài khoản Administrator.
Các thiết lập này sẽ giới hạn phạm vi tác động của tài khoản Administrator trên máy tính hay trên mạng. Chúng không ngăn cản người dùng có đặc quyền admin cấu hình quyền truy cập. Trong trường hợp này bạn cần thiết lập chế độ kiểm soát cả hai kiểu cấu hình của Administrator, cũng như khi tài khoản này được dùng để đăng nhập và sử dụng User Rights. Các cấu hình này được hoàn chỉnh với việc sử dụng GPO. Bạn có thể tìm thấy chúng trong Computer Configuration > Windows Settings > Security Settings > Local Policies > Audit Policy như Hình 4.
Hình 4: Thiết lập chính sách kiểm định việc dùng và quản lý tài khoản.
Tóm tắt
Administrator là tài khoản mạnh nhất, có tác động lớn nhất trong thế giới của hệ điều hành Windows. Nhưng cũng do tác động lớn của nó mà bạn nên giới hạn chỉ dùng khi thực sự cần đến nó. Như trong việc phục hồi nếu gặp sự cố hay cấu hình ban đầu. Để thực hiện hoạt động giới hạn này, bạn cần đến các thiết lập bổ sung kiểm soát quyền sử dụng và truy cập Administrator. Group Policy là cơ chế có tác dụng phân phối các thiết lập hạn chế đặc quyền tới tất cả các máy tính cần giới hạn Administrator. Chỉ cần các thiết lập được tạo một cách phù hợp, tài khoản Administrator sẽ được kiểm soát, không chỉ trong hoạt động mà ngay cả khi muốn theo dõi nếu có kẻ xâm phạm nào đó muốn tấn công mạng của bạn mà không cần tài khoản nào.
Quản lý Windows Firewall với Group Policy
Windows Firewall là chương trình tường lửa được tích hợp vào Windows XP Service Pack 2 hay Windows 2003 Service Pack 1, giúp người dùng an toàn hơn khi lướt web.
Microsoft cũng cung cấp tập tin quản trị system.adm đã cập nhật các thiết lập cho Group Policy cho phép bạn có thể cấu hình tường lửa tốt hơn sử dụng AD (Active Directory) dựa trên GPO (Group Policy Object).
Để truy cập vào phần thiết lập cho tường lửa của Windows trong Group Policy, vào Start – Run, gõ gpedit.msc , Enter để hộp thoại Group Policy mở ra. Tiếp theo, vào tiếp theo các nhánh sau: Computer Configuration, Administrative Templates, Network, Network Connections, Windows Firewall. Tại hộp thoại này, bạn có thể cấu hình cho tường lửa của Windows qua 2 thư mục: Domain Profile và Standard Profile.
• Domain Profile: thiết lập cho Windows Firewall khi máy tính kết nối đến mạng AD
• Standard Profile: thiết lập cho tường lửa khi máy tính không kết nối đến mạng.
Những thiết lập này cho phép bạn cấu hình cho những máy đã kết nối mạng hay các máy từ xa. Phần thiết lập của 2 thư mục Domain và Standard cũng hoàn toàn giống nhau, bạn có thể chọn một thiết lập và xem mô tả về nó.
Sau đây là một vài tính năng của Windows Firewall hữu ích mà bạn nên kích hoạt:
• Windows Firewall: Protect all network connections: thiết lập này buộc tường lửa tắt hay mở cho một định danh
• Windows Firewall: Do not allow exceptions: Tùy chọn chỉ thị cho tường lửa từ chối các trường hợp đặc biệt đã được chỉ định. Kích hoạt thiết lập này tương đương với việc chọn “Don’t allow exceptions” (Không cho phép các trường hợp đặc biệt) trên thẻ General trong Windows Firewall Control Panel.
• Windows Firewall: Define program exceptions Properties: Thiết lập cho phép bạn tùy chọn chỉ định các chương trình, giúp bạn cấp phép cho các trường hợp đặc biệt “tấm vé” để qua tường lửa.
• Windows Firewall: Prohibit notifications: Thiết lập dừng các thông báo của tường lửa khi một chương trình yêu cầu Windows Firewall bổ sung nó vào danh sách các chương trình cho phép.

• Windows Firewall: Allow logging: Tùy chọn cho phép bạn cấu hình cấp bậc bản ghi lưu trữ thông tin cho tường lửa, kích cỡ bản ghi, tên và vị trí.